Nơi chôn cất tốt xấu có liên quan trực tiếp đến phúc, hoạ, hung, cát của các thế hệ con cháu tương lai.

Phong thủy tốt xấu của phần mộ tổ tiên ảnh hưởng đến vận mệnh tiền đồ của con cháu và phúc phận của cả dòng họ. Do đó, chúng ta càng không thể không biết, không thể không tin
         Phần mộ tổ tiên có ảnh hưởng đến vận mệnh và phúc phận của con cháu đời sau.
“Thiên địa và con người cùng tồn tại, vạn vật với con người là hợp nhất. Thiên Địa Nhân là hòa hợp, là tương phụ tương thành”. Phong thủy tốt xấu của phần mộ tổ tiên ảnh hưởng đến vận mệnh tiền đồ của con cháu và phúc phận của cả dòng họ. Do đó, chúng ta càng không thể không biết, không thể không tin.         Tiên thiên phong thủy là gì? 
         Tiên thiên phong thuỷ là tổ tiên thông qua khí của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến thế hệ con cháu, trường khí này cũng thường được gọi là “mồ mả” hoặc “âm trạch”.
Còn hậu thiên phong thuỷ chính là “nhà ở” hay còn gọi là “dương trạch”!
Có câu nói “người chết như ngọn đèn đã tắt”. Hầu hết mọi người thường tin rằng sau khi chết, “linh hồn” rời xác, phần xác thịt thì hỏa táng hoặc bị mục nát, hoá tro bùn. Vậy làm thế nào mà nó lại có thể ảnh hưởng đến thế hệ tương lai?
Theo lý thuyết “vật chất bất diệt” thì khi con người chết đi, chẳng qua chỉ là sự biến mất của một tổ hợp cơ quan ngũ tạng cũ của thân thể, nhưng những vi lạp tổ hợp thành cơ thể con người là từ các nguyên tố vật chất cơ bản thì mãi mãi bất tử. Thông qua mai táng hay hỏa táng, một số biến thành thể khí, một số biến thành tro bụi hoặc bị phân hủy vào đất, và cũng có một số lại tổ thành hình thức vật chất khác, ngay cả những khí, tro hay đất này cũng tái tổ hợp. Chúng lại góp phần tạo ra một số hình thức mới của sinh mệnh, như phân bón áp dụng cho các cánh đồng, được các loại cây trồng hấp thụ, biến thành các loại trái cây, rau quả.


Điều đó cho thấy, tổ tiên mặc dù đã chết như “ngọn đèn đã tắt”, nhưng trường khí của họ vẫn lấp đầy một không gian nhất định, vẫn âm thầm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
Một cách khái quát, nếu các mối quan hệ máu mủ càng gần, ảnh hưởng của nó càng lớn. Bởi vì, tổ tiên và con cháu của họ rất giống nhau về gen, có những điểm tương đồng rất lớn, vì vậy họ rất dễ dàng câu thông với trường khí.
Như vậy, tác động của các phần mộ tổ tiên đến các đời hậu duệ sau này quả thực là một bộ phận rất trọng yếu trong học thuyết phong thuỷ. Nó không chỉ là nơi mà thân xác thịt vật chất của người sau khi chết quy tụ. Mà đây còn là một nơi thiêng liêng cho các thế hệ tương lai tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên của họ. Đồng thời mộ cũng là một trường vô hình gây ảnh hưởng đến sự phồn thịnh và phát triển của các thế hệ sau.
Kể từ buổi đầu sơ khai của nhân loại, cuộc sống và cái chết vẫn luôn là một đề tài bất tận. “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh” (Ba mươi lập nghiệp, bốn mươi hết nghi ngờ, năm mươi biết mệnh trời). Những người trên 50 tuổi cũng tương đương với “một nửa chôn vùi dưới đất” rồi, lúc này tự nhiên họ sẽ bắt đầu suy ngẫm về vấn đề nơi chốn sau khi chết.
Có thể là mai táng, hỏa táng hay thả trôi sông…, dựa theo tín ngưỡng tập quán dân tộc và phong tục vùng miền khác nhau mà chọn ra phương thức tang lễ khác nhau. Những phương pháp này đã được lưu truyền lại và trở thành một ngành học mới. Những nhà nghiên cứu chuyên ngành và những người hành nghề chôn cất, được biết đến như là “thầy phong thủy”.
Vào triều đại nhà Tấn, có một người đàn ông tên là Quách Phác, đã đem những kiến thức về lĩnh vực này đúc kết, tổng hợp lại, và hình thành nên một kiệt tác phong thuỷ có tên là “táng kinh”. Cuốn “táng kinh” đã trình bày và phân tích rất sâu sắc đối với phần mộ tổ tiên. Trong đó có nói, cái được gọi là “người sống” về thực chất là nói về khí được ngưng tụ lại, và kết thành một thân xác thịt. “Người chết” là để phát tán khí xương che chở và ban phước cho hậu sinh.
Vì vậy, chọn nơi chôn cất tốt xấu theo phong thuỷ, có liên quan trực tiếp đến phúc, hoạ, hung, cát của các thế hệ con cháu tương lai.